CIP cam kết hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng xanh theo Quy hoạch điện 8

Trên thế giới, điện gió ngoài khơi (ĐGNK) được coi là nguồn năng lượng tái tạo quan trọng để dần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch. Ước tính, tổng công suất lắp đặt ĐGNK trên thế giới có thể đạt 370 GW vào năm 2030. Quy hoạch điện 8 (QHĐ 8) của Việt Nam đặt mục tiêu phát triển mạnh ĐGNK trở thành giải pháp quan trọng giúp Việt Nam đạt được kế hoạch phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Việc Chính phủ phê duyệt QHĐ 8 vào ngày 15.5.2023 sau hơn hai năm chờ đợi đã góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam. Việt Nam là một trong những quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tiềm năng tốt nhất để phát triển ĐGNK ở quy mô lớn. Một kế hoạch triển khai rõ ràng đi cùng với một cơ chế lựa chọn nhà đầu tư minh bạch và hợp đồng mua bán điện tuân thủ các tiêu chuẩn đầu tư quốc tế sẽ giúp cho mục tiêu 6GW ĐGNK vào năm 2030 là hoàn toàn khả thi.

photo-1684314120015

Ông Niels Holst, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn

Ông Niels Holst, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn kiêm Tổng giám đốc điều hành Quỹ thị trường mới của Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), chia sẻ: "Chúng tôi rất vui mừng và đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam chính thức phê duyệt QHĐ 8 với những mục tiêu tham vọng về năng lượng tái tạo, đặc biệt là những nguồn năng lượng mới như điện gió ngoài khơi, hydro, amoniac,…. Đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình chuyển dịch năng lượng xanh và thực tiễn hóa những cam kết tại COP 26 của Việt Nam. CIP cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp mới này".

CIP đã sớm gia nhập vào thị trường điện gió ngoài khơi tại Việt Nam từ năm 2019 và hiện đang tham gia phát triển dự án ĐGNK La Gàn 3,5GW ngoài khơi tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra, tập đoàn cũng đang trong giai đoạn đầu nghiên cứu phát triển khoảng 4GW ĐGNK ở một số tỉnh thuộc khu vực phía Bắc và hơn 6GW ĐGNK thuộc khu vực miền Nam.

Dự án điện gió ngoài khơi Veja Mate do CIP đầu tư tại CHLB Đức

Dự án điện gió ngoài khơi Veja Mate do CIP đầu tư tại CHLB Đức

 

Hiện tại, CIP đã có sự hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam thông qua việc thành lập 3 văn phòng để triển khai các hoạt động phát triển ĐGNK, chia sẻ kinh nghiệm và làm việc với các bên liên quan tại địa phương và trung ương. Với tầm nhìn dài hạn và kinh nghiệm sẵn có, CIP đã sẵn sàng về cả công nghệ lẫn nguồn tài chính để có thể triển khai những dự án ĐGNK quy mô lớn, góp phần đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong việc triển khai thành công QHĐ 8.

Một nghiên cứu đã được thực hiện cho dự án La Gàn 3,5GW của CIP ngoài khơi tỉnh Bình Thuận vào tháng 2.2021. Kết quả cho thấy rằng, trong tổng vốn đầu tư 10,5 tỉ USD trong suốt vòng đời dự án, có tới 9 tỉ USD sẽ được đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam. Dự án dự kiến sẽ tạo ra hơn 130.000 việc làm tương đương toàn thời gian, bao gồm 45.880 việc làm tại Việt Nam. Tổng giá trị nội địa của dự án ước đạt 44,1%. Khi trang trại gió 3,5GW được xây dựng hoàn chỉnh có thể cung cấp điện cho khoảng 7 triệu hộ gia đình mỗi năm.

photo-1684314121058

Ông Robert Helms, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn CIP

 

Ông Robert Helms, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn CIP, cho biết: "Sau 3 năm phát triển tại Việt Nam, chúng tôi rất vui mừng khi nhận thấy những sự phát triển tích cực đáng kể. Trong bước tiếp theo hướng tới mục tiêu thực hiện dự án 6GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030, chúng tôi hy vọng có thể đẩy mạnh các hoạt động của mình và triển khai hợp đồng với các nhà cung cấp địa phương như CPIM, Hymetco, Viện Năng lượng và nhiều đơn vị khác, dựa trên các biên bản ghi nhớ với Pacific, PTSC MC,… ngay khi chúng tôi có thêm thông tin cụ thể về quy định độc quyền khảo sát - một trong những chính sách góp phần giúp Việt Nam đạt mục tiêu 6GW ĐGNK vào năm 2030".

Để ĐGNK mang lại lợi ích lâu dài như giảm giá thành, giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giảm thiểu biến đổi khí hậu, cần có sự đầu tư vào việc thiết lập ngành từ giai đoạn sơ khai.

Khi chính phủ cung cấp hỗ trợ cho các dự án thí điểm và việc thiết lập ngành, kinh nghiệm từ các thị trường khác đã cho thấy chi phí sẽ giảm đáng kể theo thời gian. Ở Vương quốc Anh, chi phí đã giảm hơn 70% kể từ khi bắt đầu quá trình thiết lập ngành điện gió, đưa ĐGNK trở thành hình thức năng lượng sản xuất rẻ nhất. Tại Đài Loan, chi phí đã giảm khoảng 60% trong một khoảng thời gian tương đối ngắn nhờ công nghệ đã được cải thiện nhanh hơn.

Mục tiêu mức thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và những định hướng tại QHĐ 8 sẽ thiết lập nền tảng vững chắc để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển được các nguồn NLTT. Ngành ĐGNK, vốn là ngành mới sử dụng công nghệ cao và sẽ góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch năng lượng xanh của Việt Nam, rất xứng đáng được coi là một trong những ngành mũi nhọn cần được khuyến khích đầu tư và có cơ chế ưu đãi, hỗ trợ phù hợp.

Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), thành lập vào năm 2012, hiện là một trong ba nhà phát triển điện gió ngoài khơi (ĐGNK) hàng đầu thế giới và là công ty quản lý quỹ phát triển năng lượng xanh lớn nhất toàn cầu có trụ sở tại Đan Mạch.

Với nguồn gốc hình thành từ vốn đầu tư của Pension Denmark - quỹ hưu trí lớn nhất dành cho người lao động tại Đan Mạch, Tập đoàn CIP đã huy động được 8 quỹ với tổng số vốn đang quản lý là 19 tỉ USD, và hiện đang quản lý hơn 50GW các dự án ĐGNK tại nhiều thị trường trên toàn cầu, bao gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Đức, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, và Việt Nam. CIP thực hiện và cung cấp tất cả các dạng dự án năng lượng tái tạo (NLTT), bao gồm năng lượng mặt trời, điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi, hydro, pin lưu trữ, điện sinh khối, điện đồng đốt, đảo năng lượng, và đồng thời đầu tư vào các hệ thống truyền tải điện cao thế năng lượng xanh.

TN

Đã đăng trong Điện gió vào May 19 at 04:54 PM

Bình luận (0)

Trở lại đầu trang
English Viet Nam