Tùy vào lưu lượng điện còn lại trong pin xe, trạm sạc có thể cung cấp 80% pin trong 30 phút. Theo giới thiệu, sản phẩm được làm hoàn toàn tại Việt Nam từ khâu gia công như vỏ tủ trạm sạc, phát triển phần mềm, lắp ráp thiết bị.
Tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2022 do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hôm 8/12, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được trao giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam 2022 cho 2 sản phẩm. Một trong số đó là trạm sạc nhanh cho xe ô tô điện, đạt Top 10 sản phẩm Make in Viet Nam hạng mục sản phẩm số tiềm năng.
Thông thường, trạm sạc cho xe điện có ba cấp độ: cấp 1 (điện áp 120 V, một giờ sạc đi được hơn 6 km, thường dùng cho xe chạy bằng điện và xăng), cấp 2 (điện áp 208-240 V, một giờ sạc đi được hơn 26 km). Trạm sạc cấp 3 là chế độ sạc nhanh, với điện áp 600-800V, cho phép xe nạp điện đi 160 km chỉ trong 30 phút.
Cụ thể về trạm sạc của EVN, trạm mang dòng điện áp một chiều từ 300-750 V với cường độ tối đa 60 A và công suất đạt 60 kW. Hiệu suất chuyển đổi từ điện lưới sang điện một chiều của trạm lên tới 93%, trong khi hiệu suất chuyển đổi năng lượng ở xe xăng truyền thống khoảng 17-21%.
Trạm sạc được tích hợp bảng hiển thị thông số về tổng lượng pin được nạp và thời gian sạc. Người dùng chỉ cần thao tác chọn bắt đầu quá trình sạc xe. Khi kết thúc, trạm tự động ngắt điện và có thông báo bằng âm thanh.
Tùy vào lưu lượng điện còn lại trong pin xe, trạm sạc có thể cung cấp 80% pin trong 30 phút.
Trạm đảm bảo các tính năng an toàn cho xe và người dùng như ngắt mạch khi quá tải, chống sét, cảnh báo mất điện áp pha và cảm biến cháy nổ. Ngoài ra, mỗi trạm xe được kết nối với phần mềm quản lý giám sát từ xa giúp cập nhật các thông số người dùng để nhanh chóng phát hiện lỗi, sự cố bất thường khi sạc.
Người sạc xe có thể thanh toán bằng hình thức điện tử hoặc tiền mặt, dựa trên số kW điện được nạp. Tuy nhiên, hiện cơ quan quản lý chưa có quy định về giá kW điện nạp cho dòng xe ôtô điện.
Cũng theo giới thiệu, sản phẩm được làm hoàn toàn tại Việt Nam từ khâu gia công như vỏ tủ trạm sạc, phát triển phần mềm, lắp ráp thiết bị, vì vậy giá thành chỉ bằng khoảng 2/3 so với hàng ngoại nhập. 2 trạm sạc cấp 3 tích hợp trong cửa hàng xăng dầu tại thành phố Đà Nẵng đã được vận hành từ tháng 7/2020.
Lan Hạ
Trạm sạc nhanh ô tô điện của EVN. Ảnh: EVNCPC
Bất chấp xe điện đã là xu hướng tiêu dùng mạnh mẽ tại nước ngoài thì ở Việt Nam, người tiêu dùng vẫn nghi ngờ khả năng phát triển của xe ô tô điện do thiếu cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trạm sạc.
Để giải quyết vấn đề này cho sản phẩm ô tô điện do mình sản xuất, VinFast đã quyết liệt xây dựng mạng lưới trạm sạc với mục tiêu 150.000 cổng sạc tại 3.000 trạm sạc trên toàn quốc. Riêng tại các tỉnh phía Bắc dự kiến sẽ xây dựng khoảng 200 trạm với các trụ sạc được đầu tư có công suất 60kW, 150kW và 300kW.
Tuy nhiên, trước khi những trạm sạc màu xanh lá cây của Vinfast ra đời, từ năm 2017, Trung tâm Sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực miền Trung thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nghiên cứu và chế tạo trạm sạc cho xe điện.
Đến nay, Trung tâm Sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực miền Trung đã lắp đặt trạm sạc cho 13 Công ty Điện lực thành viên và hợp tác thử nghiệm trạm sạc xe điện kết nối với hệ thống điện mặt trời với Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL).
Theo giới thiệu, trạm sạc nhanh cho xe ô tô điện do EVN sản xuất có các tính năng: Nhiều chế độ sạc, sạc song song 2 vòi cùng một lúc, thiết kế theo hướng module hóa, hỗ trợ tiêu chuẩn sạc khác nhau, kết nối cổng thanh toán VNPay, quản lý mạng lưới trạm sạc và trạng thái hoạt động.
Trạm sạc được nghiên cứu theo tiêu chuẩn quốc tế về trạm sạc cấp 3, nên có thể đáp ứng các loại ôtô điện trên thế giới.
Bình luận (0)