SkyX Solar ban đầu thuộc VinaCapital, năm 2020 đơn vị tách riêng và tập trung phát triển DMTMN. Năm 2021, bên cạnh cổ đông lớn là VinaCapital, SkyX Solar đón nhận thêm một cổ đông lớn khác là EDF Renewables.
SkyX Solar vừa công bố kế hoạch sẽ phát triển thêm hơn 200MWp điện mặt trời áp mái tại Việt Nam. Hiện, đơn vị này đang phát triển và vận hành khoảng 100MWp điện mặt trời áp mái, tập trung ở khu vực phía Bắc và phía Nam, cùng một vài dự án ở miền Trung như Quảng Nam, Huế.
Một số dự án tiêu biểu là Ducksan Vina (Quảng Nam), Namkyung Vina (Bình Dương), EuroWindow (Bình Dương), Nhà máy An Phát (Hải Dương) Mekong Logistics (Tp.HCM).... SkyX Solar còn cho biết đã thành lập quan hệ liên doanh với một vài nhà đầu tư và quản lý các Khu công nghiệp lớn, trong đó SkyX Solar sở hữu phần lớn cổ phần trong mỗi liên doanh.
“Giai đoạn trước 2020, điện mặt trời nhà máy (DMTMN ) phát triển rất mạnh mẽ khi Quyết định 13 vẫn còn hiệu lực trên cả nước, chúng ta vẫn có thể phát điện lên lưới EVN. Sau giai đoạn đó, chính sách hiện chưa rõ r àng, nhưng về cơ bản nếu hệ thống có lắp đặt thiết bị zero-export và tự tiêu thụ thì vẫn có thể triển khai xây dựng. Nên là sau tháng 12/2020, chúng tôi chỉ tập trung phát triển hệ thống DMTMN tự sản tự tiêu với thiết bị zero-export được lắp đặt ”, ông Samresh Kumar – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc – SkyX Solar cho biết.
Ông Samresh Kumar – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc – SkyX Solar.
Theo ông, một trong những lợi thế của DMTMN là năng lượng sẽ được tiêu thụ trực tiếp tại nơi sản xuất. Nghĩa là khi hệ thống được lắp đặt trên mái nhà máy thì phía nhà máy sẽ tiêu thụ hết nguồn điện năng được sản sinh ra từ hệ thống, và không cần phải phát lên lưới EVN.
Trong đó, thiết bị zero-export chống phát ngược điện lên lưới điện quốc gia là một thiết bị đã được phát triển và áp dụng khá lâu. Về mặt quy định, hệ thống DMTNM là hệ thống tự sản tự tiêu nhưng vẫn kết nối gián tiếp với lưới điện của EVN. Về pháp lý việc xin phép EVN để đấu nối cho hệ thống DMTMN là không cần thiết, tuy nhiên phía SkyX Solar luôn làm các công tác trao đổi vơi EVN để xác nhận bằng văn bản.
Được biết, SkyX Solar ban đầu thuộc VinaCapital, năm 2020 đơn vị tách riêng và tập trung phát triển DMTMN. Tổng công suất năm này vào khoảng 30MWp. Năm 2021, bên cạnh cổ đông lớn là VinaCapital, SkyX Solar đón nhận thêm một cổ đông lớn khác là EDF Renewables.
EDF được biết đến là nhà phát triển năng lượng tái tạo lớn về mảng Năng lượng mặt trời và Năng lượng gió. Tính đến tháng 12/2022, tập đoàn EDF có công suất lắp đặt ròng đạt 85 GW, trong đó EDF Renewable quản lý 13,2 GW năng lượng tái tạo. Công ty không công bố cụ thể tỷ lệ sở hữu của hai cổ đông lớn hiện nay là VinaCapital và EDF.
Nói về tiềm năng trong tương lai, ông Samresh Kumar nhấn mạnh dư địa còn rất lớn khi hiện tại chỉ có mới khoảng 20% tiềm năng DMTMN được khai thác, tương đương còn hơn 16.000MWp chưa được sử dụng đến.
Chưa kể, trong xu hướng tiêu dùng bền vững, nhiều công ty cam kết đạt 100% lượng phát thải ròng bằng 0 (net-zero) như Nike, Adidas, Uniqlo… Bởi, khách hàng của họ, đặc biệt là khách hàng từ châu Âu, đang có nhiều yêu cầu đối với các nhà cung cấp này về việc sử dụng năng lượng tái tạo. Vì vậy, các nhà máy trong tương lai đều buộc phải sử dụng năng lượng tái tạo.
Dù vậy, DMTMN hiện nay chỉ cung cấp từ 20-25% nguồn điện cần thiết, nên nếu các nhà máy muốn đạt được cam kết net-zero, họ sẽ phải đợi DPPA. Theo SkyX Solar, các nhà máy vẫn có thể lắp đặt DMTMN và nói với các khách hàng là phần lớn nguồn năng lượng dùng để sản xuất được cung cấp bởi năng lượng tái tạo hoặc là họ có thể mua 75% lượng năng lượng còn lại từ chứng chỉ RECs được cung cấp bởi các nhà máy khác.
Mặt khác, nhiều khu công nghiệp và nhà máy sẽ được xây dựng thêm, điển hình là dòng vốn FDI đang đổ mạnh vào Việc Nam. Và như vậy, các mái nhà máy còn trống sẽ là điều kiện thuận lợi cho SkyX Solar để lắp đặt DMTMN với các lợi thế (1) không cần nhiều diện đất, (2) không phải kết nối với đường dây truyền tải điện quốc gia, (3) không cần tài trợ của Chính phủ.
Bình luận (0)