Theo khuyến nghị từ bộ Công Thương “người dân và doanh nghiệp lắp đặt Điện mặt trời để tự dùng đủ cho nhu cầu sử dụng thay vì đầu tư để đưa lên lưới bán điện ồ ạt, gây quá tải cho đường dây truyền tải” của EVN thì giải pháp bám tải (Zero Export) – là giải pháp tối ưu nhất trong thời điểm hiện tại.
Bám tải hay Zero Export là giải pháp hòa lưới Điện mặt trời chống phát lên lưới. Đây là giải pháp nhằm hạn chế việc xuất điện dư lên lưới điện. Lúc này hệ thống chỉ sản xuất một lượng điện năng vừa đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng tải tiêu thụ của khách hàng (tức là lượng điện năng sản xuất bằng lượng điện năng tiêu thụ hoặc ít hơn tùy thuộc vào điều kiện bức xạ).
Ưu điểm lớn nhất của Zero Export chính là vẫn đáp ứng được chiến lược đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo mà không gây ảnh hưởng tới đường dây truyền tải của hệ thống lưới điện quốc gia. Việc phát triển năng lượng tái tạo cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường, giảm phát thải C02, đảm bảo an ninh năng lượng giảm tỉ trọng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, thủy điện, bảo hộ rừng đầu nguồn. Giải pháp này cũng một phần làm giảm lũy tuyến chi phí tiền điện cho các chủ đầu tư điểm quan trọng trong bất kì một dự án đầu tư nào.
Mặt khác Zero Export tức là sản xuất năng lượng dựa theo nhu cầu tải, vì vậy trong trường hợp khả năng sản xuất của hệ thống Điện mặt trời cao hơn nhu cầu của tải thì sẽ làm giảm hiệu suất hệ thống. Điều này có thể làm kéo dài thời gian hoàn vốn của các hệ thống Điện mặt trời. Bên cạnh đó các hệ Điện mặt trời cần đầu tư thiết bị hỗ trợ chức năng Zero Export, chi phí cho khoản đầu tư này phụ thuộc vào loại Inverter chủ đầu tư lựa chọn.
Tính đến thời điểm này, trong khi chờ đợi Chính phủ đưa ra biểu giá mua điện mới thì Zero Export là biện pháp duy nhất trong việc chống phát lên lưới cho các hệ thống lắp đặt nhằm mục đích sản xuất điện tự dùng – đúng mục đích và ý nghĩa của Điện mặt trời tại Việt Nam mà Bộ Công Thương muốn hướng tới.
Một số hệ thống Điện mặt trời tự dùng Chúng tôi lắp cho khách hàng gần đây:
*Hệ thống điện mặt trời bám tải 10KWp tại Bình Chánh – TPHCM. Cấu hình hệ thống:
+Biến tần Growatt MOD 10KTL3-X: số lượng 1
+Pin LONGI 435W: 24 tấm
+Thiết bị bám tải 3 pha Growatt – TPM: số lượng 1
*Hệ thống điện mặt trời bám tải 5.2KWp tại Q.8 – TPHCM. Cấu hình hệ thống:
+Biến tần Growatt MIN 5000TL-X: số lượng 1
+Pin LONGI 405W: 13 tấm
+Thiết bị bám tải 1 pha Growatt – SPM: số lượng 1
Bình luận (0)